30/04 và "Con Ngựa Thành Troie" (Nhuyễn thị Cỏ May)


Trong mấy ngày cuối tháng 04/15, nhiều người Việt nam ở tuổi hiểu biết hồi 40 năm trước khó tránh không cảm thấy những xúc động ray rứt trong lòng . Ngày 26/04, gia đình Cỏ May tôi, sau hơn 2 tháng ở Mã-lai, trong đất liền, vùng Mersing (viết theo âm đọc, không biết có đúng tên gọi địa danh này hay không) tới trại tiếp cư ở ngoại ô phía Đông-Bắc Paris, thành phố Épinay sur Seine, thuộc tỉnh 93 Seine Saint-Denis . Qua cuối tuần đó, một thanh niên Pháp làm việc cho Trung tâm Tiếp cư (Trung tâm Tiếp cư thường là thứ « ký túc xá » dành cho những người lao động trẻ - Foyer des jeunes travailleurs - hoặc công nhơn ngoại quốc độc thân tới Pháp làm việc ở tạm với tiền phòng rẻ, do chánh quyền mướn đón nhận ngưòi tỵ nạn tới Pháp trong vòng 1 tháng để chờ đi định cư nơi khác, thường là ở các tỉnh ) chở Cỏ May tôi với vài người tỵ nạn nữa ra Paris tham dự biểu tình ngày 30/04/78 do các Hội đoàn người Việt nam ở đây tổ chức .

Lúc bấy giờ, người tham dự biểu tình rất đông, cả ngàn người, vì phần lớn vừa tới Pháp, được nuôi ăn ở, được 200 frc / người, tiền túi cho suốt thời gian tạm ở đây, chưa phải đi làm . Hơn nữa, vì vừa rời khỏi Việt nam, chạy thoát nạn vc, khổ nhục đủ điều, nên lòng thù hận còn ngủn ngụt sôi . Gặp vc ở đây, chắc chắn họ túm ngay bỏ thẳng vào miệng nuốt trộng như trăn, rắn ăn mồi vậy . Nhưng ngày nay, trong những người đó, có không ít người về Việt nam ăn chơi, vui cười hỉ hả, bồ nhí, phi công trẻ, … Và ngày nay, ở Paris, tổ chức biểu tình ngày 30/04 hay ngày Quốc tế Nhơn quyền, thì nhiều lắm được năm ba chục ngưòi tới tham dự .
Ở đời, xưa nay, không có chuyện gì mà không thay đổi bao giờ . Luật vô thường mà !
Nhơn Ngày 30/04, Cỏ May tôi muốn nhắc lại một chuyện củ và những người củ đã đóng góp khá tích cực cho Miền nam mất vào tay cộng sản .

Về một Thư Mời
Cũng trong cùng thời điểm, Cỏ May tôi tình cờ bắt được « Gìấy Mời kiều bào tham dự NGÀY HƯỚNG VỀ MIỀN NAM nhân dịp kỷ niệm hai năm ký kết Hiệp Định Paris về Việt nam » kẹp trong một quyển sách củ của một người bạn cho .
NGÀY HƯỚNG VỀ MIỀN NAM tổ chức tại Foyer International d’Accueil, 30 rue Cabanis, 75014 Paris, từ 14 giờ 30 tới 19 giờ 30 ngày 26 tháng 1 năm 1975 .
Chương trình gồm 3 điểm :

I - Hội thảo về 2 đề tài :

-                     Hai năm thi hành Hiệp Định Paris
-                     Các phong trào nhân dân tranh đấu tại Miền nam Việt nam

II - Triển lãm về đời sống và cuộc đấu tranh đòi hòa bình và cơm áo của nhân dân thành thị Miền nam

III -  Chiếu phim “ Chiến tranh Vìệt nam vẫn là chiến tranh của Mỹ ” của Công ty Đìện ảnh Anh quốc ( Vietnam Still America’s War)
Và chiếu hình màu “ Post-War War ” Narmic .

Ban Tổ chức gồm 3 bộ phận rất hùng hậu : những người đứng ra hoạt động tổ chức (8 người), đại diện rộng rải cộng đồng người Việt nam tại Pháp mà cốt cán là người của Hà nội như Đại Đức Thích Thiện Châu, Chủ tịch Hội Phật tử Việt kiều hải ngoại, Huỳnh Trung Đồng, Chủ tịch Liên hiệp Việt kiều . Có Ông Hồ Thông Minh, cựu Thứ trưởng Quốc phờng của chánh phủ Ngô Đình Diệm .
Phái đoàn Tù cính trị thuộc lực lượng thứ ba gồm 3 người .
Nhân sĩ gồm 13 người, có 3 sĩ quan Quân đội VNCH, 1 cựu Bộ trưởng tại Phủ thủ tướng và Phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm, 3 cựu Dân biểu VNCH (Ông Cổ văn Hai Phó Chủ tịch Quốc Hội Ngô Đình Diệm).

Trong danh sách người tổ chức và nhân sĩ, Cỏ May có quen biết khá nhiều vài người hiện nay còn ở Paris nên có hỏi thăm về hội nghị ấy và được biết có gần hai trăm người tham dự .
Nhìn qua, ai cũng sẽ thấy ngay tính cách đại dìện quần chúng của Ngày Hướng Về Miền Nam được quan tâm đặc biệt và sắp xếp rất chu đáo :  thành phần xã hội, thế hệ, nghề nghiệp, địa phương, xu hướng chánh trị, …
Trong đây, những người không phải cộng sản có căn cước thì họ là những người “ không theo hẳn Hà nội, mà cũng không theo hẳn Sài gòn ” . Nhưng họ có xu hướng rỏ ràng là chống Chánh phủ Sài gòn, chống Mỹ, đòi hòa bình cho Việt nam . Theo họ, Mỹ và Miền Nam ngưng chiến tranh thì lập tức cớ hòa bình . Họ không đặc vấn đề chiến tranh từ đâu đưa tới . Cũng không đặt vấn đề Hà nội ngưng xâm nhập và làm chiến tranh giải phóng cho cộng sản quốc tế . Như Lê Duẩn tuyên bố sau 30/04/75 và Trường chinh tuyên bố trước đó :  “ Chúng ta giải phóng Miền Nam là cho Liên-xô và Trung quốc ” .
Xu hướng đòi hòa bình cho Việt nam của họ được cả thế giới, ngay tại Âu châu và Mỹ, nhiệt tinh ủng hộ .
Ở tại Việt nam, từ sau Mậu thân 1968, xuất hiện một phong trào tương tợ, cũng đòi Miền Nam và Mỹ hảy ngưng chiến tranh để Việt nam có hòa bình .
Những người này, ở Việt nam và hải ngoại, được dư luận gọi là “ Thành Phần Thứ Ba ” hay “ Lực Lượng thứ Ba ” . Sự nghiệp chánh trị của họ là tích cực đóng góp cho sự sụp đổ Miền nam, thống nhứt đất nước dưới chế độ cộng sản như ngày nay .
Sau 30/04/75, có người thấy ngao ngán, ê chề . Kẻ lên tiếng chống chế độ cộng sản, người sống trong lặng lẻ . Nhưng những người gốc cộng sản thì hồ hởi . Nhưng không thiếu lắm kẻ, trước kia nổ lực chống Mỹ cứu nước, nay phê phán cộng sản để cho cộng sản thấy họ thật sự là những người có giá trị, chìa tay ra trước chờ cộng sản bắt, mõi xuội cả tay …
Điều đáng chú ý là cuối tháng 1/75 mà vc hà nội còn cho tổ chức hội thảo để vận động thi hành Hiệp định Paris là họ chưa chắc có ngày 30/04 . Đúng là bổng lộc quá lớn từ trên trời rơi xuống cho những kẻ có phần !

Thành phần thứ ba và hòa giải, hòa hợp dân tộc
Có nhiều định nghĩa không khác nhau xa lắm “ Thành Phần Thứ Ba là một từ được dùng để chỉ lực lượng chính trị ở miền Nam Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam, mà không ủng hộ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa hay Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Lực lượng này tranh đấu cho hòa bình và kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc ” .
Nhà bào Jean-Claude Pomonti của nhựt báo Le Monde, lại gọi đó là : « Lực Lượng Thứ Ba” đã được dùng vào năm 1960, sau khi một nhóm 18 chính khách Caravelle đối lập với chính quyền Ngô Đình Diệm, nhưng cũng chống Cộng, đưa ra một bản tuyên ngôn đòi ông Diệm cải tổ chính quyền (?).
Cũng  nhà báo của Le Monde, Jacques Decournoy, lại hiểu “ Thành Phần Thứ Ba ” xuất hiện vào mùa thu năm 1969 với một nhóm người chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và đi theo hướng hòa giải dân tộc mà ông Dương Văn Minh được coi là đại diện .
Sau cùng tên gọi “ Thành Phần Thứ Ba ” được bắt đầu chánh thức dùng là do đề nghị của chánh phủ miền Bắc tại Hòa đàm Paris về thành lập một chánh phủ liên hiệp gồm ba thành phần, và khi Hiệp Định được ký ở Paris cuối tháng Giêng năm 1973, thì điều 12 của Hiệp Định này có nói đến việc thiết lập một “ Hội đồng Quốc gia Hòa giải và Hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau ”.
Theo qui định chánh thức của Hiệp định Paris, thì phải “ hòa giải ” rồi mới “ hòa hợp ” dân tộc . Nhưng cộng sản hà nội, sau khi thanh toán sòng phẳng Mặt trận Giải phóng Miền nam và Chánh phủ Lâm thời Cộng hòa Miền nam, thì họ chỉ nói “ hòa hợp ”, tức về dưới trướng của đảng cộng sản . Không có vấn đề “ hòa giải ” vì họ là kẻ chiến thăng, đứng về phía lẽ phải, chỉ tha thứ cho kẻ thua cuộc mà thôi . Cũng như thời xưa, để giải quyết tranh chấp, cho hai đấu sĩ đấu nhau . Kẻ thắng cuộc là kẻ có lẽ phải vì được Chúa Trời bênh vực !

Công lao của “ Thành Phần Thứ Ba ” hay “ Lực Lượng Thứ Ba ”
Để thấy tầm quan trọng của họ đóng góp cho Ngày 30/04/75, xin mời đọc lại lời của Hà nội và của Mặt trận Giải phóng Miền nam (Chánh phủ Lâm thời Cộng hòa Miền nam) .
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng : “ Theo tôi, đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện ở trong nước hay ở bên ngoài. Bản thân tôi cùng với anh em được giao tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến tranh như vậy, tôi nghĩ không thể không nói đến vai trò của các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ - Thiệu, có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ.… » .
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình thẳng thắn thừa nhận : “ Nhiều người ngại nói đến lực lượng thứ ba, nhưng theo tôi, lực lượng này đã có những đóng góp nhất định vào thắng lợi của nhân dân ta”.Tại sao Bà Bình nói “ ngại nói đến … ? ” .
Lý Chánh Trung, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh : " Lực lượng hay Thành Phần Thứ Ba chỉ là một khát vọng hơn là một thực lực thực tế. Tổ chức vỏn vẹn có vài trăm người. Nhóm người đó mở ra mọi phía và đón nhận nhiều ảnh hưởng. Vì thế họ không có một ý thức hệ chính xác nào » .

Con ngựa gổ thành Troie
Sau 10 năm bao vây, không vào được Thành Troie, quân hi-lạp có sáng kiến làm một con ngựa gổ khổng lồ, dấu trong bụng ngựa một số lính tinh nhuệ, đem tới cho Thành Troie như một món quà lớn . Dân Troie nhận quà, mở tiệc ăn mừng, say xỉn ngã lăng ra đất . Lính hi-lạp chui ra, chiếm thành, cướp sạch thành Troie, giết hết đàn ông, con trai, bắt hết đàn bà, trẻ con gái làm nô lệ .
Khi nói tới vai trò của « Thành Phần Thứ Ba » hay « Mặt trận Giải phớng Miền nam » trong chiến tranh ở việt nam trước đây, người ta gọi đó là « Con Ngựa Thành Troie » . Những người cộng sản thật sự trong tổ chức này thì sau ngày 30/04/75, họ quay trở về lại với đảng của họ .
Hôm sáng ngày 01/05/75, trên khán đài xem duyệt binh, Ông Trương Như Tảng, Bộ trưởng Tư pháp của Chánh phủ Lâm thời, chờ xem Quân Giải phóng đi qua mà gần mản buổi lễ, vẫn chưa thấy, sốt ruột, bèn xoay qua hỏi một sĩ quan hà nội, ông này trả lời rất thật thà « Ủa, quân đội ta đã thống nhứt tối hôm qua rồi . Anh không biết sao ? » !
Nhìn lại chiến tranh ở Việt nam, phải chăng những yếu tố « Thìên thời, Địa lợi, Nhơn hòa » hội đủ ở phía tham chiến nào thì phía đó sẽ thắng cuộc, hoàn toàn không không cần phải có chánh nghĩa ?
Võ văn Kiệt tỏ ra chia sẻ với bên thua cuộc « Ngày 30/04, có 1 triệu người vui, 1 triệu người buồn » .
Một triệu người buồn thì hảy còn đây . Còn 1 triêu người vui kia, nay còn mấy người vui thật tình ? Nhìn dân chúng trong nước ngày nay, sau 40 năm được « giải phóng » thì hiểu .


Nguyễn thị Cỏ May

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét